Người đàn ông mất vì không thể vượt lũ đi viện... và nỗi khao khát xây cầu

Người đàn ông mất vì không thể vượt lũ đi viện... và nỗi khao khát xây cầu
(Dân trí) - "Ông ấy đau ruột thừa phải đưa đi viện nhưng đến chỗ cầu này, nước dâng cuồn cuộn, phải quay về. Ông ấy đã chết ở nhà mà chưa kịp đi chữa trị " - anh Kháng A Sấy, Trưởng bản Nậm Nghiệp kể.

"Vì không vượt qua suối được, nên ở bản có người chết rồi"

Trong chuyến công tác lên 2 bản Nậm Nghiệp và Chặm Pộng, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, chúng tôi (PV báo Dân trí)  không khỏi bị ám ảnh bởi câu chuyện của anh Kháng A Sấy  - Trưởng bản Nậm Nghiệp về cái chết đầy tiếc nuối của ông Kháng A Vang (người trong bản) cách đây hơn 1 năm về trước.

nam_nghiep
Anh Kháng A Sấy  - Trưởng bản Nậm Nghiệp kể về cái chết đầy tiếc nuối của một người dân trong bản cách đây hơn 1 năm về trước.

"Một ngày tháng 6/2021, mưa to, nước đổ xuống xối xả, ngập cả đường đi, cuốn phăng cả cây cầu khiến chúng tôi không thể di chuyển được. Trong bản Nậm Nghiệp của chúng tôi, có ông Kháng A Vang lúc đó bị đau ruột thừa nên người nhà phải đưa đi bệnh viện, nhưng đi qua con đường này thì cầu bị trôi rồi không có cách nào vượt qua, phải quay về nhà. Tôi nhớ nước dâng cao, mất đến hơn một tuần không đi lại được nên ông ấy đã chết ở nhà mà chưa kịp đi chữa trị"- Anh Sấy ngậm ngùi và buồn bã kể khi có người hỏi về cái chết của một người dân trong bản của anh.

Tại bản Nậm Nghiệp, anh Sấy cho biết có thêm trường hợp chị Giàng Thị Sinh đau bụng chuyển dạ hồi tháng 6/2022 phải đưa đến trạm y tế xã nhưng cũng vì cây cầu chìm trong mưa lũ nên không thể vượt qua được. Lo sợ cho tính mạng của cả vợ và con, chồng chị Sinh là anh Kháng A Nhạ đã phải cầu cứu người trong bản ra hỗ trợ, bế chị sang vệ đường khi những cơn đau đẻ của chị vẫn liên tục. May mắn, hai mẹ con thoát chết… nhưng với gia đình anh chị cũng là một nỗi ám ảnh và sợ hãi cho đến tận bây giờ.

cau_nam_nghiep
Dòng suối nhỏ nhưng là nỗi ám ảnh to lớn của hơn 1 ngàn người dân hai bản Nậm Nghiệp và Chăm Pộng

Đường đi lại cách trở, cây cầu tạm được dựng lên bởi thân cây gỗ rừng thường xuyên bị ngập và cuốn trôi mỗi khi mưa lũ về. Từ bản Nậm Nghiệp ra đến trung tâm xã là 12km, thì con đường có cây cầu này là lối đi duy nhất.

Ngoài 724 nhân khẩu của bản Nậm Nghiệp thì có đến 342 người ở bản Chặm Pộng muốn vào xã để tỏa đi các nơi cũng phải qua con đường này. Người dân đi lao động, các em học sinh đến trường, người già ốm đến bệnh viện… đều phải qua đây nên với họ mùa mưa lũ không khác gì một cơn "ác mộng".

"Tính từ đầu năm 2022 đến giờ thì cây cầu này đã 5 lần bị cuốn trôi rồi, và mỗi khi mưa lũ về là chúng tôi không thể đi lại được khoảng gần 2 tuần. Thương nhất là các cháu học sinh, việc đến trường rất khó khăn" - Anh Giàng A Dơ (trưởng bản Chặm Pộng) gương mặt đầy lo lắng kể chuyện với chúng tôi khi đang dõi theo mấy người dân bản và các cháu học sinh di chuyển qua cầu.

Quảng cáo
cham_pong
Trưởng bản Chăm Pọng Giàng A Dơ lúc nào cũng đau đáu làm sao cho dân sớm có cây cầu

Gần 1.100 người dân tộc Mông khao khát có cây cầu bắc qua suối

Cây cầu hiện tại được dựng tạm lên từ 2 thân cây gỗ bắc qua 2 bên bờ với những dây thép cuốn quanh. 2 mố cầu được xếp bởi những hòn đá chênh vênh, mặt cầu với những lỗ hổng to hoác là khoảng cách giữa những thanh gỗ xếp ngang. Những ngày trời nắng đẹp, không mưa, cây cầu trở nên hiền hòa, giản dị và là lối đi bộ của gần 1.100 người dân 2 bản Nậm Nghiệp và Chặm Pộng nơi đây.

cau_nam_nghiep
Việc tắc nghẽn không thể di chuyển được vì nước dâng cao đã trở thành một nỗi ám ảnh với người dân ở đây

"Nhiều lần bố chở con đến đây nhưng không đi lại được nên phải về nhà, làm con nghỉ học hơn 1 tuần mới đến trường được" - Hai chị em cô bé Kháng Thị Mây (bản Nậm Nghiệp) kể chuyện khi vừa qua cây cầu.

Do thân cầu yếu nên mọi người tránh di chuyển nhiều người cùng lúc qua đây, tránh rung lắc và rập rình.

Trước tình hình thực tế của cây cầu này, anh Bùi Tiến Sỹ- Bí thư xã Ngọc Chiến không khỏi lo lắng: "Cây cầu là lối giao thông đi lại cho 724 nhân khẩu của bản Nậm Nghiệp và 342 nhân khẩu từ bản ra đến trung tâm xã. Vì địa hình ở đây là đồi núi, các bản thì ở trên cao, đường đi bị trũng sâu xuống, lại có dòng suối bắc qua nên mưa lũ là ở đây mênh mông nước và cuộn xiết nữa. Việc tắc nghẽn không thể di chuyển được vì nước dâng cao đã trở thành một nỗi ám ảnh với người dân ở đây... Chúng tôi rất mong mỏi được xây dựng một cây cầu chắc chắn bắc qua đây để người dân không còn sợ hãi mỗi khi mưa về và không còn những câu chuyện đáng tiếc xảy ra như ở bản Nậm Nghiệp nữa".

cau_nam_nghiep
"Nhiều lần bố chở con đến đây nhưng không đi lại được nên phải về nhà, làm con nghỉ học hơn 1 tuần mới đến trường được"

Tâm sự của anh Sỹ cũng là niềm mong mỏi của gần 1.100 người dân 2 bản Nậm Nghiệp và Chặm Pộng nơi đây. Cây cầu là niềm mơ ước để người dân bản không phải bất lực đứng nhìn vì không thể di chuyển, là niềm khao khát của các em học sinh để không phải nghỉ học mỗi khi mưa lũ về… Nỗi sợ hãi sẽ vẫn còn đó, nỗi đau có thể sẽ tiếp tục kéo dài và sự rình rập của thần chết sẽ luôn thường trực nếu như nơi đây chưa có một cây cầu vững chãi.

Mọi sự ủng hộ mã số 4721 xin gửi về:

1. Xây dựng cầu cho 2 bản Nậm Nghiệp và Chặm Pộng

Địa chỉ: Bản Chặm Pộng, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La

Số ĐT: 0969885366 (Số ĐT của anh Bùi Tiến Sỹ- Bí thư xã Ngọc Chiến)

2. Báo điện tử Dân trí

Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: [email protected]

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

(nội dung chuyển khoản ghi: ủng hộ MS 4721)

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 1017378606

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1017780241

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản EUR tại Vietcombank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1022601465

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (Vietcombank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 126000081304

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản: 26110002631994

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

ĐT: 0436869656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0231195149383

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206035022

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tải khoản VND: 1017589681

- Chi nhánh Hà Nội.

* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 333556688888

- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân

3. Văn phòng đại diện của báo:

- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

- VP TPHCM: Số 51 - 53, Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567

- VP Thanh Hóa: Lô 06, đại lộ Võ Nguyên Giáp, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Tel: 0914.86.37.37

- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. 

Tel: 0292.3.733.269

 

Báo Dân trí Copy
Bản Nậm nghiệp - Sơn la

Có thể bạn quan tâm