Trại sáng tác mỹ thuật giúp nâng tầm biểu tượng hoa Sơn Tra

Trại sáng tác mỹ thuật giúp nâng tầm biểu tượng hoa Sơn Tra
Tự nhiên có cái đẹp riêng, nhưng khi nó được chắt lọc để đưa vào nghệ thuật, thì tự nhiên đó đã được nâng lên một tầm cao mới, độc đáo hơn, cá tính hơn. Đó là cách những người yêu hoa Sơn Tra Nậm Nghiệp đang làm.

Năm nay, bản Nậm Nghiệp lần đầu tiên vinh dự được lựa chọn là địa điểm tổ chức trại sáng tác Mỹ thuật với tên gọi "Lạc bước dưới rừng Sơn Tra".

Nằm ở độ trên 2 ngàn mét so với mực nước biển, lại được lựa vào đúng thời điểm mà hoa Sơn Tra đẹp nhất trong năm, Nậm Nghiệp chắc chắn phải được coi địa điểm tổ chức trại sáng tác Mỹ thuật lãng mạn nhất của Việt Nam.

Tôi đã phải đi đi lại lại bản làng thơ mộng này nhiều lần để chắc chắn rằng, đó là lựa chọn số 1 cho trại sáng tác Mỹ thuật mùa Xuân 2024. Tôi mong muốn anh chị em nghệ sĩ sẽ thăng hoa khi được thách thức sự sáng tạo của mình trong bối cảnh tráng lệ của thiên nhiên Nậm Nghiệp.

Hoạ sĩ Nguyễn Nam, phụ trách Chuyên môn của trại sáng tác, cho biết.

Hoa_si_nguyen_nam
Hoạ sĩ Nguyễn Nam với bức Sơn Tra số 1

Nằm trong khuôn khổ sự kiện "Ngày hội hoa Sơn tra lần thứ 2, năm 2024" gắn với thu hút đầu tư phát triển du lịch, Trại sáng tác Mỹ thuật "Lạc trôi dưới rừng Sơn Tra" là cơ hội để các họa sỹ đến từ mọi miền đất nước tham gia một thách thức sáng tạo dưới bóng cây Sơn Tra và không gian hùng vĩ của núi rừng Nậm Nghiệp.

Trong hai năm trở lại đây, rừng hoa Sơn Tra ở bản Nậm Nghiệp đang trở thành chủ thể tự nhiên thu hút đông đảo nghệ sĩ khắp cả nước đến để tìm kiếm cảm hứng cho các sáng tác của mình. Địa hình núi đồi, rừng cây đa dạng, kết hợp hệ thống suối từ các cánh rừng đầu nguồn đổ xuống đã biến Nậm Nghiệp thành bối cảnh sáng tác đa dạng và cá tính cho mọi nghệ sĩ.

Quảng cáo

Trong khuôn khổ trại sáng tác năm nay, các nghệ sĩ sẽ tập trung phản ánh chủ đề sự đa dạng sinh quyển; sự đặc sắc của rừng hoa Sơn tra; đặc trưng văn hóa và truyền thống dân tộc, đặc biệt là của đồng bào người Mông đen bản địa... tạo nên sự kết nối giữa nghệ thuật và bản sắc cộng đồng, bản sắc tự nhiên. 

Được tổ chức trước thềm Lễ hội hoa Sơn Tra lần 2, năm 2024, trại sáng tác Mỹ thuật này được kỳ vọng sẽ làm phong phú không khí của Ngày hội hoa Sơn tra, tăng thêm sức hút cho Ngày hội và góp phần làm gia tăng chất lượng cho các món ăn tinh thần của du khách trong mùa hoa Sơn tra năm 2024.

Sự kiện nghệ thuật độc đáo này sẽ giúp công chúng yêu hội hoạ đến gần với thiên nhiên hơn, còn du khách thì được đến gần với đời sống nghệ thuật hơn.

Ông Nguyễn Văn Sáng, Trưởng phòng VHTT huyện Mường La.

Trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là sau dịch Covid-19, các sáng tác về chủ đề miền núi nói chung và miền núi Tây Bắc nói riêng đang ngày càng thu hút cả giới nghệ sĩ và nhà sưu tập. Bởi lẽ, khi đời sống xã hội phát triển đến một mức độ mất cân bằng, thì các nhu cầu tìm về tự nhiên sẽ ngày càng trỗi dậy.

hoa_si_nguyen_nam
Hoạ sĩ Nguyễn Nam bên cạnh tác phẩm mỹ thuật ứng dụng của hai nữ hoạ sĩ Minh Trang, Bảo Yến

Với triết lý như thế, ông Nguyễn Cao Cường, một người yêu hội hoạ và yêu rừng hoa Sơn Tra Nậm Nghiệp đã quyết định lựa chọn nơi đây làm bối cảnh cho các sáng tác của nghệ sĩ. Theo ông Cường, có lẽ không có nơi nào lại cung cấp được một nguồn năng lượng sáng tạo lớn như Nậm Nghiệp vào mùa hoa.

Dự kiến thông qua trại sáng tác, hình ảnh về hoa Sơn Tra sẽ dần được phổ biến hơn trên nhiều tác phẩm nghệ thuật; phổ biến trên nhiều kênh truyền thông lớn nhỏ trong và ngoài nước, và làm sâu sắc hơn định nghĩa về hoa Sơn Tra trong lòng người yêu mến thiên nhiên, nghệ thuật.

Tổng hợp
Bản Nậm nghiệp - Sơn la

Có thể bạn quan tâm