Hoa Sơn Tra ở Nậm Nghiệp

Hoa Sơn Tra Nậm Nghiệp được biết đến mới 2 năm trở lại đây, nhưng đã trở thành siêu phẩm xuất sắc nhất trong các dòng sản phẩm du lịch gắn với hoa ở cả nước Việt Nam, khiến ai cũng phải tò mò và mơ ước có 1 lần được đến đây ngắm hoa.

Hoa Sơn Tra Nậm Nghiệp là gì mà có sức công phá ghê gớm đến vậy ? Thực ra nó là tên gọi mỹ miều của loài hoa quá quen thuộc với các ông chồng hay rượu. Đó là cây táo mèo. Nói đến cây táo mèo thì ai cũng biết, nhưng nói đến Sơn Tra thì chỉ những vị làm thuốc Đông y mới biết nó là loại gì.

Những người già ở Nậm Nghiệp nói rằng, cây Sơn Tra đã ở đây từ lâu lắm. Đời của bố, của ông, của ông nữa cũng đã thấy cây Sơn Tra rồi. Sau này nhà nước làm chính sách trồng rừng, nghiên cứu thấy đất này trồng được cây Sơn Tra, cho nên đầu tư phát triển thêm một diện tích rất lớn. Cho đến nay, những cây này cũng được 4 chục năm rồi.

Bông hoa Sơn Tra tinh khôi rực rõ dưới ống kính của một chàng porter người Mông, bạn Giàng Hạnh Phúc

Cây hoa Sơn Tra sống ở độ cao trên 2 ngàn mét cho nên nó rất khỏe, sống lầm lũi, sần sùi, bạc phếch. Bắt đầu khoảng đầu tháng Hai hàng năm, khi mùa lạnh lên cao điểm, cây bắt đầu trút lá và rặn nở từng nụ hoa bé xíu. Mùa này cũng chả còn nước trời, cho nên thời tiết đã lạnh lại còn khô, cây không trút đi những chiếc lá cuối cùng thì sao mà nở ra hoa được.

Có lẽ cái triết lý cuộc đời của cây như vậy, làm cho cây Sơn Tra trở nên rạng ngời tỏa sáng khắp núi rừng Nậm Nghiệp. Khác với vùng khác, cây Sơn Tra ở đây khi nở hoa thì chỉ còn nguyên hoa trên những cành cây khẳng khiu, khô khốc. Cảnh sắc đó đẹp một cách hoang dại, chân thành. Chắc là chỉ có cảnh sách đó mới khiến cho tạo hóa hài lòng, cho nên mới bắt Sơn Tra sống một đời khổ cực đến thế.

Quảng cáo
Vào chính vụ hoa, những bông hoa nhỏ đó tạo nên một thiên cảnh lộng lẫy như thế này

Khi những cơn mưa rừng kéo đến, Nậm Nghiệp, Tà Chì Nhù bước vào mùa thu thần dưỡng khí.
Cây táo mèo Sơn Tra trút bỏ lớp xiêm y lộng lẫy để bắt đầu chăm nom lớp lớp quả non.
Những người ngắm hoa cuối cùng sẽ về nhà trong những ngày đầu tháng Tư. Những người leo núi cuối cùng cũng chia tay nhau dịp cuối tháng Tư.

Chu trình ấp ủ một mầm sống kéo dài chừng Sáu tháng. Cho đến tháng Chín hàng năm, quả Sơn Tra đã đến tuổi trưởng thành. Và thêm một lần nữa, cây Sơn Tra lại hiến dâng những gì tinh túy nhất cho đời.

Tổng hợp
Bản Nậm nghiệp - Sơn la

Có thể bạn quan tâm